Tin tức
Thao túng Tâm lý - Hiểu đúng để yêu mình và thương xót người khác
Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2024
Thao túng Tâm lý - Hiểu đúng để yêu mình và thương xót người khác
Thao túng Tâm lý - Hiểu đúng để yêu mình và thương xót người khác
Lưu ý người đọc: bài đọc dài và mang tính học thuật
Thắng và Liên đang yêu nhau. Thắng đã lên kế hoạch cho một buổi hẹn hò cuối tuần với nhóm bạn, nhưng Liên muốn anh ta ở nhà và dành thời gian với cô. Thay vì trực tiếp cởi lòng để đối thoại, Liên chọn sử dụng vai trò nạn nhân để thao túng tâm lý.
Liên hay nhắc về cảm giác cô cô đơn và không quan trọng khi không có Thắng bên cạnh. Cô kể về những ngày khó khăn trong quá khứ và làm cho Thắng cảm thấy như anh là người duy nhất có thể giúp cô vượt qua mọi khó khăn. Thậm chí, cô có thể nhấn mạnh rằng buổi hẹn hò với bạn bè sẽ làm Liên nghĩ rằng cô không còn là người quan trọng với Thắng.
Đặt mình vào vai trò nạn nhân, Liên thường xuyên làm cho Thắng cảm thấy có trách nhiệm và áp đặt lên anh ta một cảm giác nghĩa vụ. Kết quả là, Thắng có thể hủy bỏ kế hoạch với bạn bè để ở lại với Liên, không vì ý muốn thực sự, mà là vì lo lắng cho Liên.
Tình huống giả định được đặt ra để ví dụ về một hình thức thao túng tâm lý trong tình yêu. Tình huống này không được xây dựng để phân tích các vấn đề khoa học Tâm lý Cặp đôi mà phục vụ cho chuyên đề Thao túng Tâm lý được triển khai bên dưới.
Thao túng hay thao túng tâm lý là một hành vi. Dù mục đích của hành vi trên có vụ lợi hay không thì đều có một lịch sử để giải thích qua các học thuyết tâm lý, như xem xét các tổn thương của quá khứ (Phân tâm học), hay niềm tin của người đó (Nhận thức Hành vi),…
Nếu hành vi đó sai trái hay vi phạm pháp luật thì một người công tố gọi đó là hành vi phạm tội, một nhà giáo có thể xem đó là những tiêu chuẩn không đạo đức,… nhưng một chuyên gia tâm lý nhìn nhận hành vi xuất phát từ những tổn thương sâu.
Trong khả năng của bạn, việc thấu hiểu cho tổn thương của họ, ở lại với cảm xúc, thương xót cuộc đời họ sẽ giúp rất nhiều cho người đó và bạn cũng sẽ gặt hái nhiều trong hành trình cuộc sống này. Bài viết mang tính giới thiệu về một góc nhìn thao túng dựa trên tổng hợp và nghiên cứu của hai chuyên gia Shelley R. Hart, Pamela Goldberg.
Thao túng tâm lý là gì?
Theo Wikipedia, thao túng tâm lý nghĩa là khả năng gây ảnh hưởng đến người khác nhằm thay đổi hành vi và nhận thức thông qua các chiêu thức lạm dụng hoặc lừa dối tinh vi để người thực hiện hành vi thao túng có thể đạt được mục đích từ sự bất lợi của người bị thao túng.
Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), thao túng tâm lý (tiếng Anh: Manipulation), đây là hành vị được dàn dựng nhằm lợi dụng, kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đến người khác để có lợi ích cho bản thân.
Chương trình Giáo dục Cảm xúc - Xã hội (SEL for Prevention) định nghĩa thao túng tâm lý như hành vi mà một cá nhân sử dụng để đạt được mục tiêu của mình.
Các vấn đề trong thao túng:
Lạm dụng
Bắt nạt (trực tuyến)
Trò chơi tâm lý
Gaslighting (thắp đèn ga) – (có thể được tìm hiểu thêm qua các trang tin uy tín)
Áp lực đồng trang lứa
Gây tổn thương trong mối quan hệ
Mất niềm tin.
Chiến lược ngừng thao túng với 5 yếu tố của CASEL:
Tự nhận thức:
Thang tự đánh giá để đánh giá hành vi thao túng của bản thân
Xây dựng mục tiêu và đo lường thành công để giảm khả năng thực hiện hành vi thao túng
Nhận thức xã hội:
Nhận biết khi người khác có hành vi thao túng và nhận diện cụ thể
Nhận diện những hành vi thao túng tinh vi từ bắt nạt và gây áp lực đồng trang lứa để lựa chọn khả năng phản ứng lành mạnh
Tự quản lý:
Học cách khác để thực hiện mục tiêu một cách công bằng
Nhận ra những hành vi gây hại cho mục tiêu cá nhân lâu dài
Giải quyết vấn đề
Chọn chiến lược phản ứng lành mạnh thay vì phản ứng có khả năng huỷ hoại mối quan hệ khi quan sát thấy hành vi thao túng
Học cách dừng việc thao túng
Kỹ năng trong mối quan hệ
Tình bạn lành mạnh được duy trì bởi sự chân thành và công bằng
Sự quyết đoán, Đáng tin cậy, Hiệu quả, Giao tiếp, Sức mạnh cá nhân
Nhận diện hành vi thao túng thông qua 14 kiểu ảnh hưởng
Ra lệnh, đặt ra quy tắc và yêu cầu người khác làm theo ý mình
Bào chữa khi không làm điều gì đó
Đổ lỗi cho người khác
Bùng nổ cơn giận dữ
Phớt lờ, dựng tường ngăn cách
Bĩu môi, không đối thoại
Đe doạ, bắt nạt
Giả vờ
Phê bình, hạ thấp bản thân hoặc người khác
Giấu giếm, nói dối
Giả vờ khả ái, ngọt ngào
Loại trừ, bỏ mặc người khác
Gây ồn ào, dựng chuyện
Mè nheo
Vén màn mặt nạ thao túng tâm lý
Để thao túng có thể diễn ra, cần có người thực hiện những hành vi thao túng và nạn nhân.
Khi thao túng người khác, chúng ta gần như đang đeo một chiếc mặt nạ vô hình hoặc một tấm màn che giấu mục đích thực sự của hành vi đó.
Thao túng thường diễn ra rất tinh vi nên người thao túng có thể tỏ ra chân thành trong lời nói và nét mặt.
Thao túng là một thủ đoạn không trung thực nhằm thay đổi tình hình cho phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Không một ai muốn bị lừa dối. Một khi thủ đoạn bị phát giác, chúng sẽ không còn có thể tạo ra sức ảnh hưởng.
Lợi ích của trẻ em khi có thể nhận diện các hành vi thao túng:
Giảm thiểu: bắt nạt, áp lực đồng trang lứa, lừa dối, biện hộ, yêu sách, dựng chuyện thổi phồng, hành vi thiếu chính chắn, bị động, gây rối
Tăng cường: trách nhiệm, nhận diện hành vi thao túng, đối thoại hiệu quả, tự nhận thức hành vi tiêu cực, nói không với áp lực đồng trang lứa, quản lý cơn giận, sự tự tin chống lại hành vi bắt nạt, khả năng lãnh đạo, tìm giải pháp, thấu hiểu động cơ thao túng, tập trung hơn khi học tập, thái độ tích cực.
Tám bước phòng tránh thao túng tâm lý
Kết nối
Nhận diện và bày tỏ cảm xúc
Tôn trọng ranh giới
Xây dựng sự cảm thông
Quản lý cảm xúc
Ngừng thao túng
Tự điều chỉnh
Tự tạo động lực cho bản thân
Thao túng hay thao túng tâm lý là một hành vi. Dù mục đích của hành vi trên có vì vụ lợi hay không thì đều có một lịch sử để giải thích qua các học thuyết tâm lý, như xem xét các tổn thương của quá khứ (Phân tâm học), hay niềm tin của người đó (Nhận thức Hành vi),…
Hành vi đó nếu sai trái hay vi phạm pháp luật thì một người công tố gọi chủ thể là tội nhân, một giáo viên có thể đề xuất giáo dục thêm cho người đó,…nhưng một chuyên gia tâm lý nhìn nhận người ấy tổn thương sâu. Họ có một lý do để thực hiện hành vi đó. Trong khả năng của bạn, việc thấu hiểu cho tổn thương của họ, ở lại với cảm xúc, thương xót cuộc đời họ sẽ giúp rất nhiều cho người đó và bạn cũng sẽ gặt hái nhiều trong hành trình cuộc sống này.
Nguồn: Shelley R. Hart, Pamela Goldberg, Advancing School Mental Health Conference (2018)